Chỉ số kỹ thuật Stochastic so sánh mức giá đóng cửa hiện tại với mức giá trong một giai đoạn nhất định trước đó. Chỉ số này thể hiện ở hai đường giao động. Đường chính được gọi là %K. Đường thứ hai có tên là %D, là một đường trung bình trượt của %K. Đường %K thường được thể hiện dưới dạng đường nét liền, còn đường %D thường được thể hiện dưới dạng đường chấm.
Có ba cách phổ biến nhất để giải thích chỉ số giao động Stochastic.
- Mua khi Chỉ Số Giao Động (%K hoặc %D) giảm xuống dưới một mức nhất định (thông thường là 20) sau đó tăng lên trên mức này. Bán khi Chỉ Số Giao Động lớn hơn một mức nhất định (thông thường là 80) và sau đó rơi xuống dưới mức này;
- Mua khi đường %K nằm phí trên đường %D. Bán khi đường %K nằm phía dưới đường %D;
- Theo dõi sự phân kì. Ví dụ, mức giá tạo ra một loạt các đỉnh mới và chỉ số Stochastic không vượt qua được đỉnh trước đó.
Cách tính
Chỉ Số Giao Động Stochastic có bốn biến:
- Các thời kỳ %K. Đây là số thời kì được sử dụng để tính toán stochastic;
- Các thời kì chậm %K. Giá trị này điều tiết sự làm trơn nội tại của của %K. Giá trị 1 được coi là ngẫu nhiên nhanh (fast stochastic); giá trị 3 là ngẫu nhiên chậm (slow stochastic);
- Các thời kì %D, đây là tổng số thời kì đã được sử dụng để tính toán trung bình trượt của %K;
- Phương pháp %D. Đây là phương pháp (Lũy Thừa, Giản Đơn, Làm Trơn hoặc Có Trọng Số) dùng để tính toán %D.
Công thức tính %K:
%K = (CLOSE-LOW(%K))/(HIGH(%K)-LOW(%K))*100
Trong đó:
CLOSE - Giá đóng cửa ngày hôm nay;
LOW(%K) - Giá thấp nhất trong các thời kỳ %K;
HIGH(%K) - Giá cao nhất trong các thời kì %K.
Trung bình trượt %D được tính theo công thức:
%D = SMA(%K, N)
Trong đó:
N - là thời kỳ làm trơn;
SMA - là Trung Bình Trượt Giản Đơn.
The InstaForex Analyst Team
GK InstaFintech © 2007-2025